Hợp đồng mua bán nhà cần phải có nội dung gì

Theo quy định tại Điều 450 Bộ luật Dân sự 2005, hợp đồng mua bán nhà ở (sau đây gọi tắt là hợp đồng) phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nhà ở đem bán phải thuộc quyền sở hữu của bên bán, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Khi trao đổi, thỏa thuận và lập hợp đồng cần nêu rõ nội dung chính sau đây:

– Họ tên, số CMND, nơi cấp, ngày cấp; hộ khẩu thường trú; địa chỉ hiện tại, số điện thoại liên lạc của bên bán nhà. Nếu nhà thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì phần bên bán nhà phải ghi đủ thông tin và có chữ ký của cả hai vợ chồng. Nếu nhà thuộc sở hữu chung của nhiều người cũng ghi nội dung và đầy đủ chữ ký của các đồng sở hữu như nhà của vợ chồng hoặc chỉ ghi tên, chữ ký của một người đại diện – nếu những người khác có ủy quyền hợp lệ cho người đại diện đứng ra thực hiện giao dịch với bên mua nhà.

– Họ tên, số CMND, nơi cấp, ngày cấp; hộ khẩu thường trú; địa chỉ hiện tại, số điện thoại liên lạc của bên mua nhà (nếu bên mua nhà có vợ hoặc chồng thì cần ghi đủ các thông tin về cả hai vợ chồng).

– Mô tả đầy đủ hiện trạng căn nhà (số nhà, địa điểm, diện tích, kết cấu, vị trí…)

– Tình trạng pháp lý (giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất số mấy, cấp ngày nào? Hiện có cầm cố, thế chấp ở đâu không? Nếu có thì cách giải quyết thế nào?…).

cấp sổ đỏ

– Giá mua bán? (giá do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên). Trong trường hợp các bên thỏa thuận thanh toán theo giá thị trường thì giá được xác định tại địa điểm và thời điểm thanh toán. Các bên có thể thỏa thuận áp dụng hệ số trượt giá khi có biến động về giá…

– Hình thức, phương thức thanh toán bằng tiền mặt VND hay bằng vàng? Trả làm mấy lần? Mỗi lần trả bao nhiêu? Vào những thời gian nào… Việc giải quyết số tiền đặt cọc (nếu có)…

– Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận; bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thỏa thuận. Tuy nhiên cần thỏa thuận trong hợp đồng: bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý. Khi các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý. Khi các bên không có thỏa thuận về thời hạn thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay khi nhận tài sản…

– Các quyền và nghĩa vụ của bên bán nhà. Bên bán nhà ở có các nghĩa vụ sau đây: thông báo cho bên mua về các hạn chế quyền sở hữu đối với nhà mua bán, nếu có; bảo quản nhà ở đã bán trong thời gian chưa giao nhà ở cho bên mua; giao nhà ở đúng tình trạng đã ghi trong hợp đồng kèm theo hồ sơ về nhà cho bên mua; thực hiện đúng các thủ tục mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật… Bên bán nhà ở có các quyền sau đây: yêu cầu bên mua nhận nhà đúng thời hạn đã thỏa thuận; yêu cầu bên mua trả tiền đúng thời hạn, theo phương thức đã thỏa thuận; Yêu cầu bên mua hoàn thành các thủ tục mua bán nhà ở trong thời hạn đã thỏa thuận; Không giao nhà khi chưa nhận đủ tiền nhà như đã thỏa thuận…

thủ tục mua nhà

– Các quyền và nghĩa vụ của bên mua nhà. Bên mua nhà ở có các nghĩa vụ sau đây: Trả đủ tiền mua nhà đúng thời hạn, theo phương thức đã thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận về thời hạn và địa điểm trả tiền thì bên mua phải trả vào thời điểm bên bán giao nhà và tại nơi có nhà; nhận nhà và hồ sơ về nhà đúng thời hạn đã thỏa thuận. Trong trường hợp mua nhà đang cho thuê, phải bảo đảm quyền, lợi ích của người thuê như thỏa thuận trong hợp đồng thuê khi thời hạn thuê còn hiệu lực…

Bên mua nhà có các quyền: Được nhận nhà kèm theo hồ sơ về nhà theo đúng tình trạng đã thỏa thuận; Yêu cầu bên bán hoàn thành các thủ tục mua bán nhà ở trong thời hạn đã thỏa thuận; Yêu cầu bên bán giao nhà đúng thời hạn; nếu không giao hoặc chậm giao nhà thì phải bồi thường thiệt hại…)

– Cam kết bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản mua bán. Bên bán có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản đã bán cho bên mua không bị người thứ ba tranh chấp. Trong trường hợp tài sản bị người thứ ba tranh chấp thì bên bán phải đứng về phía bên mua để bảo vệ quyền lợi của bên mua; nếu người thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản mua bán thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp bên mua biết hoặc phải biết tài sản mua bán thuộc sở hữu của người thứ ba mà vẫn mua thì phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu và không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại….

– Các thỏa thuận khác (nếu có) như về các lý do dẫn đến việc một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng, về nghĩa vụ bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng; phạt vi phạm, nguyên tắc giải quyết tranh chấp, tòa án chọn làm nơi giải quyết tranh chấp…

Xem thêm can ho city gate quan 8

Return back to Pháp lý bất động sản

Return back to Home