Phân biệt cò đất với nhà môi giới

Phân biệt cò đất với nhà môi giới, một căn nhà muốn bán hay cho thuê nhanh. Người môi giới quyết định đến 70% thành công trong giao dịch. Thống kê nêu trên cũng đủ nói lên vai trò quan trọng của nghề môi giới bất động sản.

Việc giao dịch thông qua môi giới là xu hướng tất yếu của xã hội phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên,việc lựa chọn đúng người hành nghề hay công ty môi giới bất động sản đáng tin cậy để “hợp tác” là câu chuyện người bán cần được cân nhắc. 

Là người hành nghề chỉ bán những sản phẩm dự án căn hộ hoặc đất nền cho những công ty phân phối thứ cấp hay sàn giao dịch bất động sản. Những người hoạt động trong lĩnh vực này đa số đều hoạt động rất thụ động và hay “nhảy việc” vì những lý do sau: Sản phẩm không phải do họ tự lựa chọn hay giao dịch với các chủ đầu tư mà có. Những sản phẩm mà họ bán chủ yếu do những “chủ sàn” hay giám đốc các công ty phân phối mang về. Để có được sản phẩm tốt, phù hợp với thị trường, dễ bán, thì còn tùy vào uy tín, sự năng nổ và nhanh nhạy của các “chủ sàn” trong quá trình thương lượng, lấy sản phẩm về từ các chủ đầu tư. Nên việc bán hàng của họ hoàn toàn thụ động và tùy thuộc vào “hên, xui”. Việc giao dịch có thành công hay không? Tính pháp lý của dự án? Sản phẩm có phù hợp với thị trường? Giá sản phẩm? Dự án có giao nhà đúng hẹn cho khách hàng hay không thì chỉ “có trời mới biết”. Hầu như, chuyên viên môi giới không được can thiệp và biết đến, kể cả phí chiết khấu % hoa hồng phân phối mà “chủ sàn” đã ký kết với các chủ đầu tư dự án họ cũng “mù tịt”. Công việc chính của những người hành nghề theo dạng này chỉ có “tự kiếm khách và bán bằng mọi giá”.

Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang khó khăn như hiện nay những người bán hàng dạng này không phải ai cũng “trúng quả” thường xuyên như trước đây ? Vì hàng “hot” dễ bán thì ít mà “khúc xương khó gặm” thì nhiều vô số kể. Nên việc không hoàn thành chỉ tiêu bán hàng là câu chuyện thường xuyên xãy ra với họ. Nững người hoạt động trong lĩnh vực bán hàng dự án là “đáng thương” nhất. Do áp lực chi phí, doanh thu, để tồn tại của các “chủ sàn” nên việc quan tâm đến công tác đào tạo cho nhân viên để gắn bó lâu dài với “sàn” là câu chuyện hiếm. Đa số họ phải “tự bơi” là chính. Khi sản phẩm được lấy về, họ chỉ được học sơ qua về sản phẩm hay các “chiêu” bán hàng do đàn anh đi trước truyền lại. Các kỹ năng quan trọng trong nghề ít được các “chủ sàn” quan tâm. Hình tượng một chút “họ giống như những võ sỹ phải thượng đài và thắng đối thủ bằng mọi giá, nhưng lại không được dạy võ hay có thời gian luyện tập” .

Xem căn hộ city gate

Return back to Kiến Thức Bất Động Sản

Return back to Home