Phân tích mô hình Ponzi của Alibaba

Alibaba biến tướng mô hình đa cấp Ponzi để huy động 2.500 tỷ đồng

Alibaba đánh vào lòng tham của khách hàng, mua đất không phải để sử dụng mà để chờ tăng giá bán kiếm lời.

CEO của Alibaba, Nguyễn Thái Luyện từng học một trường ĐH ở TP HCM, vốn là nhân viên môi giới bất động sản đất nền khu vực ven TP HCM. Chính vì có thâm niên trong nghề làm nhân viên môi giới, am hiểu tình hình kinh doanh đất vùng ven, giữa năm 2016, Luyện chính thức vươn vai thành lập công ty Alibaba theo cách không giống ai: Mô hình đa cấp kết hợp Ponzi.

Mô hình Ponzi là trò vay tiền của người này để trả nợ người khác. Người vay đưa ra cam kết trả lợi tức cao cho người cho vay và quảng cáo với họ về những tấm gương đã từng nhận được lợi tức cao trước đây. Người cho vay bị hấp dẫn bởi lợi tức cao lại giới thiệu những người cho vay mới hơn. Bằng hình thức này, người vay càng sẽ có nhiều những khoản tiền lớn hơn.

Hiện nay tại Việt Nam, các cách huy động vốn tiền thật dựa trên mô hình Ponzi phát triển biến tướng không ngừng. Biết biết bao gia đình rơi vào cảnh nợ nần và phá sản. 

Với Alibaba, đất nông nghiệp và dự án ảo chỉ là công cụ để huy động tiền của khách hàng. Thực chất kinh doanh của Alibaba là huy động vốn trả lãi cao. Nhiều khách hàng của Alibaba tự hào vì đầu tư “khôn ngoan” kiếm tiền dễ dàng. Còn Alibaba thì tự hào vì đây là mô hình “thông minh” huy động được rất nhiều tiền từ xã hội. “Tham thì thâm” là đây.

Hợp đồng “Hợp tác đầu tư” với khách hàng sẽ có hai dạng: Khách hàng nhận nền của dự án sau một thời gian ký hợp đồng. Đến thời hạn không có nền giao, khách hàng nào may mắn nằm trong chu kỳ công ty vét nhiều tiền của khách hàng mới, thì được trả lại vốn gốc và lãi. Hoặc khách hàng không nhận nền mà chỉ nhận tiền lãi. Theo nguyên tắc giai đoạn đầu tiên mở là 20% khách chọn nhận nền đất, 80% là số còn lại chọn nhận lãi suất hấp dẫn.

Ai chọn nhận lãi suất sẽ có thêm điều kiện: Nền đất đó được Alibaba toàn quyền sử dụng. Với số đất nền từ 80% khách hàng đợt đầu tiên nhận lãi, Alibaba sẽ mở bán đợt hai. Giá lúc này là giá gốc đợt một cộng lãi suất phải trả cho khách hàng cộng 10% chi phí quản lý của Alibaba. Khách hàng sẽ được nhận lãi theo cam kết. Với đợt hai này nguyên tắc 7-3 được áp dụng. 30% sẽ nhận đất và 70% sẽ nhận tiền lãi hấp dẫn của đa cấp.

Vậy là, lúc này Alibaba lại tiếp tục có nền để bán đợt ba. Giá bán của đợt ba, một lần nữa, tương tự đợt hai: Giá gốc của đợt 2 + lãi suất + 10% chi phí quản lý… Và như thế với một dự án ma. Một nền đất có thể được bán lần thứ N.

Vấn đề ở chỗ các dự án đất được phân lô bán nền đó là chưa được cấp phép. Chính quyền không xác nhận khu vực đó là đất ở, được phân lô bán nền, mà chỉ là đất cá nhân của nhiều người, và Alibaba nhận ủy quyền.

Những người mua nhận đất cũng khổ, vì đất có hợp pháp đâu mà nhận. Nhưng vì sao rất ít người tố giác, đâm đơn kiện đòi tiền? Vì đa phần họ biết rõ luật chơi mà mình tham gia: Không kiện thì vẫn còn hy vọng Alibaba sẽ mở bán lần 4, lần 5, vừa được lãi suất, vừa tống được dự án đi. Chỉ có người mua sau đó thiệt.

Điểm nhấn bán hàng của Alibaba là đánh vào lòng tham của khách hàng. Khách hàng bất động sản không mua lô đất để sử dụng mà mua lợi ích, cơ hội sinh lời – thứ mà sản phẩm mang đến cho khách hàng, và sau đó là sự thỏa mãn, thứ mà sản phẩm tạo ra cho khách hàng.

1. Giá bán hấp dẫn hơn thị trường. Với mức giá thấp chỉ bằng 50% – 60% so với giá thị trường, và cam kết “sổ đỏ thổ cư”, Alibaba đã dễ dàng thu hút được hàng nghìn khách hàng tham gia mua dự án. 

2. Cam kết lợi nhuận khủng khi thu mua dự án. Khi không hoàn thành việc bàn giao sổ đỏ hoặc khách hàng muốn bán lại thì Alibaba sẽ chi trả tiền gốc và lãi suất khoảng 12-15% cho 6 tháng hoặc 28-35%/năm.

3. Sau khi ký hợp đồng thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thanh toán tiền, khách hàng sẽ ký tiếp “hợp đồng quyền chọn” với Alibaba.

Trong hợp đồng này, Alibaba đưa ra 4 phương án để khách hàng lựa chọn:

pháp lý bất động sản

Đầu tiên là huy động vốn từ người thân bạn bè để mua một miếng đất to (khoảng 10ha) 100 tỷ để phát triển dự án. Làm hạ tầng hết 30% quỹ đất, 70% còn lại sẽ phân làm 700 lô để bán nền.

Giai đoạn 1: Sẽ bán 30% bảng hàng với giá giả sử là 300 triệu. Dự kiến sẽ có khoảng 20% khách hàng nhận nền, 80% còn lại sẽ để nền lại cho Công ty tuỳ ý sử dụng và nhận lãi suất 28%/ năm.

Giai đoạn 2: Bán tiếp 30% bảng hàng và nâng giá lên để trả lãi suất 28%/ năm cho khách hàng mua đợt 1 và 10% chi phí hoạt động của Công ty, như vậy giá lúc này sẽ khoảng 420 triệu. Vẫn áp dụng chính sách đợt 1, khách hàng không nhận đất sẽ nhận lãi suất 28%/ năm.

Giai đoạn 3: bán tiếp 30% bảng hàng và lặp lại giống những lần trước, lúc này giá sẽ lên tới 580 triệu.

Cái hay của mô hình này là khách hàng mua dự án của Alibaba phần lớn chấp nhận nhận lãi suất 28% và đồng thời còn trở thành người sale cho công ty, đi quảng cáo và lôi kéo các khách hàng khác vào.

Alibaba đã rất may mắn khi bước vào giai đoạn đầu phát triển của chu kỳ bất động sản 2016. Trong suốt 3 năm hoạt động, giá đất khắp nới đều tăng chóng mặt gấp vài lần, vì vậy họ hoàn toàn có khả năng thanh toán các điều khoản đã cam kết.

Các khách hàng không muốn kiện mà còn ủng hộ Alibaba vì họ vẫn còn có lợi nếu công ty này còn tồn tại. Với lãi suất 28%/ năm nhận được thì chưa đầy 3 năm họ đã nhận lại đủ tiền gốc mà lại còn có 1 mảnh đất “trên giấy tờ” của công ty này. Liệu có nhiều mô hình đầu tư gấp đôi tài khoản nhanh như vậy mà ai cũng biết và tin tưởng không?

Phân tích mô hình Ponzi của Alibaba

Chỉ trong 3 năm, từ 2016-2019, vốn đăng ký của Công ty từ 1 tỷ lên 5600 tỷ, nhân viên từ vài người lên gần 2000 người, quả thật là một sự phát triển “thần kỳ”.

Nếu Alibaba làm những dự án đầy đủ pháp lý thì chắc chắn mô hình này còn phát triển thêm nữa, nhưng tiếc thay…

Return back to Kiến Thức Bất Động Sản

Return back to Home