Các bước lưu ý khi mua bất động sản

CÁC BƯỚC LƯU Ý KHI MUA BẤT ĐỘNG SẢN

0. MUA ĐỂ Ở:

Xác định khu vực sinh sống theo nhu cầu

Lựa chọn những dự án phù hợp: Đánh giá uy tín chủ đầu tư, đánh giá tiện ích bên trong bên ngoài,..

Tìm hiểu giấy tờ pháp lý của dự án

Lựa chọn dự án cụ thể

Cân đối ngân sách, xem xét các gói hỗ trợ tài chính

Chú ý điều kiện bàn giao dự án

Tìm hiểu về hợp đồng và các điều khoản liên quan

Xem xét đơn vị quản lý và dịch vụ cung cấp

Các bước lưu ý khi mua bất động sản

1. MUA ĐỂ ĐẦU TƯ:

Tìm hiểu thông tin thị trường

Lựa chọn khu vực có tiềm năng phát triển quy hoạch

Xem xét dự án tiềm năng và đánh giá năng lực chủ đầu tư

Tìm hiểu pháp lý dự án

Lựa chọn sản phẩm phù hợp: mức giá, thiết kế, diện tích, loại sản phẩm …

Lập kế hoạch ngân sách, Lựa chọn giải pháp hỗ trợ tài chính

Xác định thời gian đầu tư và lợi nhuận kỳ vọng

Xây dựng mối quan hệ với: các mạng lưới, các đơn vị, cá nhân mô giới.

2. MUA ĐỂ CHO THUÊ:

Tìm hiểu thông tin thị trường

Lựa chọn khu vực phù hợp

Cân đối ngân sách

Tìm hiểu thông tin gói vay ưu đãi từ nhiêu nguồn

Lựa chọn phù hợp với đối tượng khách thuê

Lập bài toán tỷ suất lợi nhuận

Nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn

Cân nhắc phương thức cho thuê phù hợp

Phân biệt đất thổ cư, đất nông nghiệp và đất nền

Đầu tư bất động sản quan trọng nhất là chọn vị trí có tiềm năng sinh lời trong tương lai. Hãy luôn chú ý đến những bất động sản có vị trí tốt, gắn liền với hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tốt.

Các chuyên gia cho rằng, vị trí bất động sản có tính thanh khoản tốt nhất thường không cách khu vực đô thị không quá 10km vì trong khoảng cách này khả năng tìm kiếm được người mua nhà ở thực cao hơn.

Khi đầu tư bất động sản, cần tìm hiểu kỹ và nắm bắt rõ giá thị trường để tránh mua “hớ”. Đồng thời, phải xác định rõ nên đầu tư bao nhiêu, trong trường hợp vay thì vay bao nhiêu là an toàn? Thông thường, nếu có dòng tiền nhàn rỗi thì việc đầu tư sẽ khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu có cơ hội cũng có thể “liều” bằng cách vay vốn. Tuy nhiên, bạn cần tính toán thật cẩn thận khả năng trả nợ trong trường hợp đi vay để khoản vay không gây áp lực lên cuộc sống. Tỷ lệ đi vay tốt nhất không nên quá 50% giá trị bất động sản.

Ngoài ra, pháp lý là yếu tố rất quan trọng, vì thế người mua cần kiểm tra kỹ là sổ đỏ có hợp lệ hay không (có thể tham khảo thông tin từ cơ quan địa chính để xác nhận vấn đề này), mảnh đất hay ngôi nhà có đang trong tình trạng tranh chấp hay không, có bị rơi vào diện quy hoạch hay không, có nợ thuế hay không…

Hãy cố gắng tránh những thỏa thuận miệng, những lời hứa hẹn khi giao dịch. Tất cả nên cụ thể hóa bằng văn bản và có chữ ký hợp pháp để tránh rủi ro.

Return back to Kiến Thức Bất Động Sản

Return back to Home