Những lưu ý khi mua nhà không chính chủ

Vì ham giá rẻ mà không ít người “dính” phải bẫy mua nhà không chính chủ. Điển hình là anh Dũng (Quận 10, TP HCM) cùng một người bạn bỏ ra số tiền 2 tỷ đồng để mua một mảnh đất thổ cư có diện tích gần 300 m2 tại huyện Bình Chánh. Tuy nhiên, cho tới phút chót thì anh Dũng mới phát hiện ra là mảnh đất đó là thuộc quyền sở hữu của một gia đình khác từ nhiều năm trước.
Những lưu ý khi mua nhà đất

Do dính phải “bẫy” mua nhà không chính chủ vào cuối năm 2015, anh Dũng đã phải chạy đôn chạy đáo và tìm mọi cách để có thể đòi lại quyền lợi của mình. tuy nhiên, cho tới nay, anh vẫn chưa được nhận lại số tiền mà anh đã từng bỏ ra cho mảnh đất đó. Anh Dũng cho biết, trước khi quyết định mua mảnh đất đó, anh đã kiểm tra thông tin rất kỹ lưỡng. Khi ký hợp đồng xong, anh đã giao toàn bộ số tiền mà hai bên thỏa thuận cho người bán. Cho tới khi nhận đất, anh mới phát hiện ra trên khuôn viên đã có một gia đình mua mảnh đất này từ năm 1997.

quỹ đất bất động sản quận 12
Sau khi phát hiện mình “dính bẫy” anh Dũng mới tìm hiểu và phát hiện ra, khi ký hợp đồng công chứng xong thì gia đình này cho chủ nhà mượn sổ đỏ để tách thửa. Tuy nhiên, thay vì tách thửa thì chủ nhà đã lấy luôn sổ và bán cho người khác rồi rời khỏi địa phương. Đây là trường hợp không hiếm gặp, tuy nhiên anh Dũng cũng không thể bán, xây dựng hay sửa chữa với mảnh đất mà anh vừa bỏ tiền ra mua. Tưởng chừng như mua được một mảnh đất ưng ý và có tiềm năng, nhưng cuối cùng anh Dũng cũng chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt, kiên nhẫn chờ đợi.

Anh Dũng cho hay: “Tôi đã từng đầu tư vào nhiều nơi và rất kỹ lưỡng trong khâu pháp lý. Những với trường hợp không chính chủ như thế này thì đây là lần đầu tiên tôi gặp phải. Khổ tâm nhất là quả lừa này quá lớn, lên tới hàng tỷ đồng”.

Một trường hợp khác cũng rơi phải tình cảnh tương tự, tuy nhiên với sự tỉnh táo chị Duyên lại may mắn hơn. Theo đó Chị Duyên, được mô giới bất động sản chào bán lô đất hơn 1.000 m2 với giá bán 2,7 tỷ đồng, có thể xây nhà với mật độ 15-20% trên khuôn viên ấy.

Theo đúng như quy trình thì sau khi trả đủ 50% số tiền ký trong hợp đồng mua đất thì chủ mới có thể bắt đầu tiến hành thực hiện các thủ tục xin tách thửa. Sau khi tiếp cận được với chủ đất và tham khảo hợp đồng, vợ chồng chị Duyên đã nhận thấy một số điểm đáng nghi vấn. Vì nhận thấy pháp nhân là 2 người hoàn toàn khác nhau nên vợ chồng chị Duyên đã chần chừ cho quyết định này.

Chị Duyên cho hay: vì thích đất rộng rãi và giá rẻ nên chị đã tham khảo mảnh đất do mô giới bất động sản giới thiệu. Tuy nhiên, do hợp đồng có những dấu hiệu không đồng nhất và đáng nghi vấn nên chị quyết định không mua mảnh đất đó nữa.

Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc kinh doanh bất động sản tại khu vực TP HCM, ông Nguyễn Tấn Phong cho biết: “Rủi ro pháp lý là dạng rủi ro vô hình, tiềm ẩn và khó phát hiện nhất đối với các nhà đầu tư bất động sản. Đối với trường hợp mua phải nhà không chính chủ, thiệt hại rất khó lường”.

Ông Phong cho hay, đa phần những vụ mua nhà đất không chính chủ đều phát hiện ra sau khi đã làm hợp đồng và thanh toán hết tiền. Tới lúc này, khi đã phát hiện ra thì đã quá muộn. Vì thế, giới đi buôn vẫn khuyến cáo và nhắc nhở nhau bài học: “chỉ có người mua nhầm chứ người bán không bao giờ nhầm”.

Để tránh gặp phải những rủi ro đáng tiếc khi mua chúng ta nên tuân thủ quy trình kiểm tra thông tin từ chính bên bán và từ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng Quản lý đô thị phường, quận.

Thứ nhất: cần kiểm tra giấy tờ nhà đất cẩn thận. Bên bán nhà cần phải xuất trình giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất hay quyền sử dụng đất cho bên mua (sổ đỏ hoặc sổ hồng bản chính). Trong các giấy tờ như bản vẽ căn nhà phải được hiện thực cụ thể, đây là cơ sở để bên mua có thể so sánh với thực tế.

Thứ hai: Cần kiểm tra xem bên bán có đủ điều kiện để bán mảnh đất đó hay không (chẳng hạn như không chính chủ).

Thứ ba: Tiếp theo, người mua cần kiểm tra tranh chấp tại phòng tư pháp, cán bộ địa chính của phường hoặc kiểm tra đơn thư liên quan tới nhà đất tại văn phòng đăng ký cấp quận. Việc làm này giúp người mua nhận biết được mảnh đất đó có vướng tranh chấp, bị đơn thư tố cáo, hay khứu lại trước đó không.

Thứ tư: Kiểm tra xem nhà đất đó có nằm trong diện giải tỏa không. Để kiểm tra dất có thuộc diện này không chúng ta có thể tới phường hoặc quận.

Return back to Tư Vấn Mua Nhà Ở

Return back to Home