Thế chấp dự án cho ngân hàng để vay vốn, có nên mua không

Hiểu sao cho đúng về việc thế chấp dự án của các chủ đầu tư.

Lâu nay, người mua nhà khi thấy thông tin chủ đầu tư dự án thế chấp ngân hàng sẽ lo lắng bởi những rủi ro. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp thế chấp dự án, nhà ở, công trình nhằm vay vốn ngân hàng để phát triển dự án và hoàn thành công trình nhà ở, sau đó thực hiện việc giải chấp là chuyện bình thường. Cùng với, một số chủ đầu tư thế chấp dự án để ngân hàng phát hành chứng thư bảo lãnh dự án cũng không có gì bất thường.

Tại sao thế chấp dự án lại là chuyện bình thường?

Mới đây, câu chuyện thế chấp dự án đang thu hút sự chú ý cả giới đầu tư cho đến người mua để ở. Những thông tin bình luận trái chiều đã khiến cho nhiều người lo ngại. Tuy nhiên, nếu hiểu tường tận thì việc thế chấp dự án là ‘một chuyện thường ở huyện’.

chọn nhà đất đã được cấp Giấy chứng nhận

Ngân hàng thẩm định giúp dự án minh bạch hơn

Điều 147, luật nhà ở có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, Chủ đầu tư có quyền thế chấp dự án để vay vốn cho việc phát triển dự án đó. Vì vậy, hiếm có dự án nào không vay vốn ngân hàng. Theo pháp luật Việt Nam, Chủ đầu tư chỉ cần 20% vốn tự có, số còn lại là huy động từ ngân hàng hoặc các nguồn khác. Ngân hàng dưới sự quản lý của nhà nước, nó vừa mang tính chất kinh doanh, vừa mang tính chất kiểm soát. Vì vậy, những doanh nghiệp “tay không bắt giặc” sẽ không có đất để diễn.

Theo quy định ngày 1/1/2019, ngân hàng siết lại các khoản vay ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn từ 45% xuống 40%, đồng thời tăng hệ số rủi ro từ 150% lên 200% với các khoản vay mua Bất động sản đã giúp thanh lọc các dự án ít khả thi và chủ đầu tư yếu kém về tiềm lực tài chính, hỗ trợ những doanh nghiệp uy tín làm ăn nghiêm chỉnh, giúp thị trường minh bạch hơn, nhờ đó người mua sẽ an toàn hơn.

Khi dự án đang được thế chấp tại các ngân hàng, đồng nghĩa toàn bộ sản phẩm do ngân hàng quản lý, các khoản tiền thu của khách hàng sẽ không được dùng bừa bãi, mà phải được sự đồng ý của ngân hàng, chỉ dùng tiền đó để phát triển dự án.

thay đổi diện tích đất ghi trong sổ đỏ?

Người mua nhà sẽ an toàn hơn

Việc thực hiện mua bán sẽ là quan hệ 3 bên, Ngân hàng – Khách hàng – Chủ đầu tư. Rõ ràng khách hàng được lựa chọn dự án tốt để mua, ngân hàng có quyền thẩm định dự án kỹ trước khi rót vốn, chủ đầu tư có quyền lựa chọn ngân hàng tốt để vay. Sự hỗ trợ tương hỗ này giúp thị trường Bất động sản minh bạch hơn.

Theo điều 56, luật kinh doanh Bất động sản, Chủ đầu tư muốn bán nhà hình thành trong tương lai phải có ngân hàng bảo lãnh, mà muốn ngân hàng bảo lãnh phải có tài sản thế chấp. Như vậy những doanh nghiệp có uy tín và lịch sử Vay – Trả tốt mới được vay, những doanh nghiệp nợ xấu chắc chắn không thể tiếp cận được nguồn vốn này. Đây là điều không phải khách hàng nào cũng để ý tới.

Thực tế trước đây đã có những tranh chấp giữa Chủ đầu tư và khách hàng liên quan đến việc thế chấp dự án cho nên việc đưa ra danh sách những dự án thế chấp làm cho người mua nhà hoang mang. Tuy nhiên người mua nhà cần có cái nhìn sâu rộng hơn để hiểu rõ và tránh phiền phức không đáng có. Cùng với đó, việc công khai các dự án đang thế chấp là điều cần thiết bởi việc này sẽ góp phần xây dựng thị trường bất động sản ngày càng minh bạch hơn giúp người mua có thể nắm được đầy đủ thông tin.

Vì vậy khi mua nhà hình thành trong tương lai, yếu tố quan trọng đầu tiên cần quan tâm vẫn là “uy tín của chủ đầu tư” chứ không phải là dự án có bị thế chấp ngân hàng hay không. Dự án được ngân hàng bảo lãnh sẽ đảm bảo tính pháp lý đầy đủ, an toàn.

Return back to Kiến Thức Bất Động Sản

Return back to Home