Văn hóa kinh doanh vùng miền tại Việt Nam

Nói về tố chất, người miền Bắc mang đậm cốt cách của kẻ sĩ. Một giai đoạn dài của lịch sử, đất Hà Thành không phải để buôn bán.Đất Hà Thành là đất của người dân trọng nền khoa cử, học thức, trọng những thứ tao nhã về tinh thần và tri thức.

Từ phong cách đến cái ăn, cái mặc, thú chơi đều ngấm chất như vậy. Nếu như ngày nay chúng ta lấy thước đo là sự tài trí trong kinh thương để thể hiện đẳng cấp thì lúc trước, ở mảnh đất này, học thức là thứ để mỗi người kẻ sĩ có một cái “kiêu ngầm”. Họ thích kinh doanh kiểu trí tuệ bền vững ổn định

Với người miền Trung ngoài những đặc tính là siêng năng, cần cù họ còn rất cẩn thận, họ ghét sự dối trá, cẩu thả. Tư tưởng chính là “ tích tiểu thành đại” hay “mưa dầm thấm lâu”. Mặc dù vậy họ chấp nhận và thích nghi với điều kiện nghèo khổ, đề cao tiết kiệm.

Bản chất của người Miền Trung quen sống đạm bạc, họ dùng những thứ họ tự làm ra, “tự cung tự cấp” rất hiếm khi họ mua những thứ xa xỉ . Trong sản xuất họ dựa vào kinh nghiệm gia truyền là nhiều .Cách cư xư của họ cũng mang đậm nét truyền thống như là kính trọng người lớn tuổi và những người có địa vị xã hội cao.

ảnh căn hộ city gate 1

Dân Miền Trung không quá khắt khe như người miền Bắc, cũng không quá phóng khoáng như người miền Nam.thể, cái làng ở miền Trung còn chặc chẽ lắm, miếng thịt làng bằng sàng thịt bếp, chính cái tôi cá nhân trong cộng đồng quan trọng hơn cái tôi cá nhân đích thực mà con người ta sẵn sàng nín nhịn, chịu thua thiệt để giữ gìn nó.

Người miền Trung nói chúng chúa ghét chuyện mời mọc. Người Bắc thì cho đó là dòn giã, đon đả, người Nam thì cho đó là nhiệt thành, lôi cuốn và sự mời mọc thường đem lại kết quả. Người miền Trung thì thường bỏ qua cửa hàng, gian hàng nào mời mọc “dai như đỉa”.nên kinh doanh với dân miền trung là giá trị là thước đo cho nhiều thứ .

Mỗi vùng đất đều có những điều thú vị, mỗi nét, mỗi đặc trưng riêng kể cả trong văn hóa giao tiếp. Một nhà văn hóa đã từng khái quát rằng Người Bắc “bảo thủ” , ngại thay đổi, thường làm theo truyền thống và thói quen còn người miền Nam năng động mà vẫn ung dung thư thái, chân phương mà cởi mở, bộc trực mà dễ chịu đôi lúc tới mức xuề xoà

Người Sài Gòn luôn có tinh thần học hỏi, sự cần cù, nhanh nhạy và năng động trong kinh doanh . “Chịu chơi” theo kiểu dám làm dám chịu, không bao giờ chịu bó tay là đặc tính của cư dân Sài Gòn.Làm ăn vui vẻ, bất chấp đối tác của mình có quá khứ như thế nào, miễn là giữ chữ tín. Ai gặp khó khăn, có thể thất tín, nhưng phải khiêm tốn xin lỗi. Giận hờn để làm lành, với một tiệc nhỏ rồi bỏ qua, nhưng theo luật giang hồ là “bất quá tam”, nghĩa là đến lần thứ ba thì không khoan dung được .

Dân Sài Gòn thích tư tưởng đa thần, cái gì cũng theo, cũng tin, để cầu mong phước đức. Kinh tế thị trường quả là sự rủi may, cho nên giàu thì không dám khinh lờn thần thánh, nghèo thì khấn vái để được gặp may mắn.

Căn hộ City Gate Tower mặt tiền Võ Văn Kiệt

Đối với lãnh đạo người Miền Nam đánh giá cao sự đồng tâm hiệp lực, lãnh đạo là người ra quyết định sau cùng sau khi đã lắng nghe ý kiến của cấp dưới. Quyết định của lãnh đạo là đại diện của sự đồng tâm hiệp lực của tất cả mọi người. Giá trị của mỗi công ty là sự hòa thuận và tuân theo của từng thành viên và quyết định sau cùng phải được mọi người nghiêm túc chấp hành.

Xem thêm căn hộ city gate

Vào Nam thì sự “mới lạ và khác biệt” là vũ khí do thị trường mang tính cạnh tranh rất cao nên nếu cần mới lạ và khác biệt. Cũng như người miền Nam đón nhận sản phẩm mới dễ dàng hơn, nhưng vì vậy mà sản phẩm cũng dễ dàng bị thải hồi nếu như nó không liên tục đổi mới , nên Công Ty dn mọc ở sài Gòn cứ như nhiều như Nấm mọc sau mưa vì ưa văn hoá trãi nghiệm..!!

Return back to Kiến Thức Bất Động Sản

Return back to Home