Đất thổ cư là gì

Đất thổ cư là gì? Có được phép xây nhà không? Lưu ý khi mua!

Nếu như bạn lần đầu tiên nghe đến loại “đất thổ cư” thì chắc chắn bài viết này sẽ giúp ích cho bạn đấy. Cùng tìm hiểu nhé!

Đất thổ cư là gì?

Đất thổ cư (đất ở) là loại đất ở được sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình nhà ở, chung cư phục vụ cho cuộc sống. Đất thổ cư thuộc nhóm đất phi nông nghiệp dùng để phân biệt với đất thổ canh (đất canh tác).

Đât thổ cư được nhắc đến trong Văn bản pháp luật thông qua khái niệm đất ở, trong đó đất ở theo Luật Đất đai 2013 là loại hình đất phi nông nghiệp gồm: Đất ở nông thôn (ont) và Đất ở đô thị (odt). Cả 2 nhóm đất này chỉ khác nhau về điều kiện xây dựng, thuế và hạn mức.

Đất thổ cư có được xây nhà không?

Theo Luật Đất đai có quy định thì việc sử dụng đất không đúng mục đích có thể bị phạt hoặc thu hồi đất. Đất thổ cư là đất sử dụng để xây công trình nhà ở phục vụ cuộc sống nên bạn hoàn toàn có thể xây nhà nếu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi đúng mục đích là đất ở.

Đất ở (thổ cư) có được kinh doanh không?

Xét theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP thì không có quy định xử phạt trường hợp sử dụng đất ở để kinh doanh. Bạn chỉ cần nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai là có thể kinh doanh bình thường.

Thủ tục mua bán đất thổ cư

Để tránh những thiếu sót trong khâu chuẩn bị hồ sơ hay những mánh khóe lừa đảo khi mua bán đất thổ cư, các bạn nên nắm rõ thủ tục mua bán đất hợp lệ sau:

Bước 1: Công chứng tại Văn phòng công chứng

Các bên mua bán tới Văn phòng công chứng hoặc UBND cấp xã để tiến hành công chứng. Giấy tờ cần mang theo gồm:

  1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  2. Bản sao chứng minh nhân dân của 2 bên mua và bán
  3. Bản sao hộ khẩu của 2 bên mua và bán

Trong vòng 3 ngày, thủ tục công chứng sẽ được hoàn thành. Kế tiếp bạn sẽ phải đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính để gửi số liệu đến cơ quan thuế.

Bước 2: Kê khai thuế tại UBND cấp quận/huyện

Sau khi số liệu được gửi đến cơ quan thuế tính toán, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ gửi thông báo tới 2 bên để thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan.

Bước 3: Sang tên quyền sử dụng đất

Cuối cùng, sau khi hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất cho bên mua.

Quy trình chuyển nhượng, mua bán đất hoàn tất!

Chú ý:

Những loại thuế & phí trong quá trình mua bán đất thổ cư:

  • Thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Nghĩa vụ của cả 2 bên).
  • Lệ phí trước bạ nhà ở/đất ở (Thường là ghĩa vụ của bên mua).

 

Tóm lai, từ quy trình mua bán đất thổ cư trên các bạn cần chuẩn bị những hồ sơ sau:

  • Đơn đề nghị chuyển quyền sử dụng nhà/ đất
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà/ đất
  • Hộ khẩu thường trú của người mua
  • Trích lục mảnh đất
  • Hợp đồng mua bán đất

Những lưu ý khi mua đất thổ cư

Để hạn chế những rủi ro gặp phải khi giao dịch mua bán nhà đất, chúng tôi xin mách bạn kinh nghiệm thực tế để tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng, lừa đảo.

1. Mua bán đất có sổ đỏ

Sổ đỏ là giấy tờ có tính pháp lý cao khi muốn mua bán đất. Bạn nên xem xét kỹ lưỡng về chất lượng sổ đỏ (là thật hay giả) để tránh những sai lầm không đáng có. Có rất nhiều trường hợp lợi dụng sự thiếu hiểu biết cũng như hời hợt trong quy trình bán mà các đối tượng xấu đã làm giả sổ đỏ để bán nhà/ đất cho nhiều người.

2. Thông tin thửa đất phải rõ ràng, minh bạch

Ngoài sổ đỏ, thì bạn nên tìm hiểu xem thửa đất có nằm vào diện giải tỏa, quy hoạch hay có vấn đề tranh chấp nào không?

3. Cảnh giác với giấy mua bán đất viết tay

Bạn nên kiểm tra tính pháp lý của nó xem có đảm bảo hợp pháp không? Có hiệu lực chuyển đổi không? Và đặc biệt phải giao dịch ngay tại Văn phòng công chứng để chuyển thành văn bản hợp pháp.

4. Cẩn trọng xem xét hợp đồng mua bán đất

Các điều khoản, nghĩa vụ của các bên là điều bạn cần chú ý để thương lượng trước khi ký kế và điều quan trọng là chữ kỹ của 2 bên phải có hiệu lực.

Trên đây là những điều bạn cần biết về đất thổ cư. Hy vọng bài viết giúp ích cho các bạn!

Return back to Kiến Thức Bất Động Sản

Return back to Home