Hướng dẫn cách phân biệt sổ đỏ, sổ hồng giả

PHÂN BIỆT “SỔ ĐỎ” THẬT GIẢ

Nhà, quyền sử dụng đất, tài sản trên đất là những tài sản có giá trị lớn đối với mỗi cá nhân hay doanh nghiệp. Do đó, các giao dịch liên quan tới các loại tài sản này bên bán cũng như bên mua thường rất cẩn thận. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp vì chủ quan, nóng vội thường vấp phải những tình huống rủi ro khó xử lý. Một trong những quan tâm hàng đầu của người đi mua đất, nhà là có “SỔ ĐỎ” hay không? và câu hỏi đằng sau câu trả lời có “SỔ ĐỎ” đó là: “SỔ ĐỎ ĐÓ THẬT HAY GIẢ ?”
Để phân biệt được sổ đỏ là thật hay giả thì đó không phải là một vấn đề đơn giản. Không chỉ đối với người đi mua nhà, đất mà ngay cả với những người làm chuyên môn hay những người thường xuyên tiếp xúc với “sổ đỏ” cũng khó có thể phân biệt được.
Bài viết của tôi không nhằm mục đích hướng dẫn cho các bạn cách thức để phân biệt được 100% sổ đỏ mình đang cầm trên tay là sổ đỏ thật hay sổ đỏ giả, mà chỉ nhằm hướng dẫn cho các bạn cách thức kiểm tra để hạn chế tối đa rủi ro liên quan tới giao dịch.

phân biệt sổ hồng giả và sổ hồng, sổ đỏ thật

Bước 1. Tìm hình thức sổ đỏ

Sổ đỏ nói chung gồm có 4 trang (bất kỳ sổ nào kể cả mẫu mới và mẫu cũ) trang đầu ghi trên đầu phần quốc hiệu, quốc huy, tên bìa, thông tin người sử dụng đất, ký hiệu sổ, với các sổ mẫu mới: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì ghi thông tin người sử dụng đất với đầy đủ các thông tin CMND, địa chỉ, năm sinh. Trang 2 của sổ đỏ ghi các thông tin về: thửa đất, tờ bản đồ, địa chỉ, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng các thông tin về tài sản trên đất và chú ý với thửa đất (có trong quy hoạch hay không …..) phần cuối là dấu của UBND (cấp huyện với các trường hợp là đất của hộ gia đình, cá nhân, dấu của tỉnh với trường hợp là đất của doanh nghiệp, tổ chức). Trang 3 ghi thông tin đo vẽ thửa đất, trang 4 ghi các thông tin về đính chính liên quan tới thửa đất.
Dân gian vẫn có câu “vàng thau lẫn lộn” có thể sử dụng để mô tả cho việc phân biệt sổ đỏ giả thật khi nhận biết bằng mắt thường. Qua quan sát, sổ đỏ thật thường in rõ nét, các chi tiết hoa văn sổ rõ không quá đậm, nhạt, giấy được in trên bìa cứng đanh (đương nhiên là các sổ còn mới, nếu là sổ đã lâu thì không còn tính chất này do đặc thù là giấy tờ bình thường).
Bước này chỉ là đánh giá chủ quan việc phân biệt được chỉ áp dụng với các hình thức làm giả cẩu thả, kém tinh vi.
Đã từng có vụ án, cán bộ địa chính trong quận tại Hà Nội lợi dụng chức năng, quyền hạn và sự lơi lỏng quản lý của cơ quan lấy cắp phôi sổ đỏ in thành nhiều sổ đỏ khác nhau bán lừa người mua. Trường hợp này thì KHÔNG AI CÓ THỂ PHÂN BIỆT ĐƯỢC BẰNG BƯỚC 1.
Nếu bước 1 bạn thấy phân vân, chưa thể chắc chắn, nên tìm hiểu thêm bước 2 dưới đây.

Sang tên sổ đỏ

Bước 2. Tìm hiểu, đánh giá các thông tin về thửa đất thông qua hàng xóm

Đây là bước bạn cần tìm hiểu giúp cho bạn có cái nhìn tổng quát nhất về mảnh đất mình định mua cả quá khứ, hiện tại và tương lai của nó. Vậy để đánh giá thì cần làm gì ? như thế nào ? hỏi qua ai ? để nhận biết sổ đỏ có thật hay giả?
Để có được thông tin trước hết bạn phải tìm hiểu qua hàng xóm của thửa đất, những người xung quanh, ở gần thửa đất nhất (đây là những người biết rõ không chỉ quá khứ, hiện tại của thửa đất mà cả những biến động của thửa đất, các thông tin về người sử dụng đất) đương nhiên là các bạn phải có những tìm hiểu càng chi tiết càng tốt và nhiều người để đánh giá được tính khách quan tránh bị đưa vào diện “một vở kịch hoàn hảo”.
Nếu bạn hỏi có duyên, biết cách hỏi những người xung quanh sẽ cho bạn biết tất tần tật 10 vạn câu hỏi vì sao liên quan tới mảnh đất mà bạn định mua, đơn giản như: đất đó có đẹp hay không về cả âm khí và dương khí ? có người chết không? chết kiểu gì? có mồ mả gì không? đất ruộng hay thổ cư hay đất đầm lầy …… đủ kiểu thông tin? đất đó của ai ?
Cần lưu ý nhất với các thông tin có được là “cả khu đất xung quanh chẳng nhà nào có sổ mà duy nhất mảnh đó có sổ”

Bước 3. Nếu tìm hiểu qua bước 1, 2 các bạn thấy có nhiều thông tin không đáng tin thì buộc phải làm bước 3.

Bước 3 là bước đảm bảo chính xác 100% các bạn không bao giờ mua phải:
– Sổ đỏ giả ( dĩ nhiên không phải lo sổ đỏ giả hay thật nữa rồi)
– Đất sắp bị thu hồi giải phóng mặt bằng
– Đất trong quy hoạch
– Đất có tranh chấp
– Tránh tình tràng tìm hiểu thửa đất một chỗ, mua chỗ khác: Đã có nhiều trường hợp xảy ra, vì các bạn thử nghĩ xem giữa bạt ngàn thửa đất bạn đâu biết thửa nào mà mình muốn mua và thửa nào là thửa thực tế trên sổ đâu.

Việc phải làm duy nhất là bạn ra gặp cán bộ địa chính của xã/phường/thị trấn nơi có đất để hỏi thông tin. Về cơ bản nếu các bạn muốn được cung cấp thông tin thì phải có đơn, trình bày lý do ….. đủ thứ trên đời. Tuy nhiên, nếu các bạn “khéo” + ăn nói “có duyên” mình nghĩ các cán bộ địa chính xã/phường/thị trấn cũng không tiếc các thông tin sẵn có để cung cấp cho các bạn đâu.

Return back to Kiến Thức Bất Động Sản

Return back to Home